Tân sinh viên           Người học         Viên chức           Cựu sinh viên         EN
-

Hội thảo Khoa học: “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến trong bảo quản, chế biến nông thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long”

Chiều ngày 17/12/2022, Trường Đại học Cần Thơ tổ chức thành công Hội thảo Khoa học lần II với chủ đề “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến trong bảo quản, chế biến nông thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long” tại Hội trường B007, Trường Nông nghiệp.

Tham dự Hội thảo có GS.TS. Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ; GS.TS. Nguyễn Văn Mười, Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Trường Đại học Cần Thơ, Chủ nhiệm chương trình; chủ nhiệm các đề tài; các nhà khoa học và nghiên cứu sinh.

Hội thảo lần này nằm trong chương trình Khoa học và Công nghệ cấp Bộ CT2020.01, do Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai từ năm 2020. Mục tiêu Hội thảo nhằm xây dựng diễn đàn cho các nhà khoa học, nghiên cứu sinh và học viên từ các trường đại học, các viện nghiên cứu cũng như doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu về lĩnh vực bảo quản, chế biến nông thủy sản.

Tính đến năm 2022, chương trình đã triển khai 07 đề tài và 01 nhiệm vụ. Đây là thành quả to lớn dựa trên tinh thần hợp tác nhịp nhàng giữa các trường thành viên: Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nha Trang và Trường Đại học Nguyễn Tất Thành..

 

 GS.TS. Hà Thanh Toàn phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc chương trình Hội thảo, GS.TS. Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ đánh giá cao sự hợp tác giữa các trường đại học thành viên nhằm hướng đến mục tiêu tăng cường mối quan hệ giữa các nhà khoa học, nhà quản lý và nhà sản xuất và thúc đẩy các hợp tác nghiên cứu về phát triển bền vững tại vùng ĐBSCL.

Tại Hội thảo, phiên báo cáo tham luận diễn ra với 2 báo cáo đề dẫn, 6 báo cáo chuyên đề và trưng bày poster. Đây là các báo cáo từ đề tài thuộc chương trình cũng như từ kết quả nghiên cứu của nghiên cứu sinh trong lĩnh vực có liên quan.

PGS.TS. Trần Thanh Trúc, Phó Chủ nhiệm chương trình báo cáo cơ sở khoa học và thực tiễn ứng dụng phát triển công nghệ tiên tiến trong bảo quản, chế biến nông thủy sản vùng ĐBSCL

PGS.TS. Lê Thị Minh Thủy, Chủ nhiệm đề tài CT2020.01.TCT.03 trình bày tiềm năng của da và vảy cá lóc như là nguồn nguyên liệu tiềm năng sản xuất collagen

PGS.TS. Phan Thị Thanh Quế Chủ nhiệm đề tài CT2020.01.TCT.05 trình bày báo cáo giải pháp xử lý sau thu hoạch và chế biến cam sành

NCS. Nguyễn Hồng Khôi Nguyên NCS ngành CNTP; thành viên đề tài CT2020.01.TCT.04; Giảng viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành trình bày báo cáo về hoạt tính kháng oxy hóa và khả năng kháng nấm của vỏ bưởi

TS. Huỳnh Tiến Đạt, thành viên đề tài CT2020.01.NLU.06, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh trình bày ảnh hưởng của acid hữu cơ và đường dịch trái cây họ cam, quýt đến nhiệt độ đông đặc

ThS. Trần Thiện Hiền, thành viên đề tài CT2020.01.TCT.07, Nghiên cứu viên Trường Đại học Nguyễn Tất Thành trình bày báo cáo phương pháp ép và chưng cất trong sản xuất tinh dầu từ vỏ bưởi

NCS. Huê Quốc Hòa, Nghiên cứu sinh ngành Công nghệ thực phẩm, Giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp trình bày nghiên cứu thành phần dinh dưỡng của hạt mít trong quá trình nảy mầm

NCS. Trần Minh Phúc, Nghiên cứu sinh ngành Công nghệ thực phẩm, Giảng viên Trường ĐH SPKT Vĩnh Long trình bày nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian giữ nhiệt đến chất lượng đậu hủ khoai lang tím

Tổng kết Hội thảo, GS.TS. Nguyễn Văn Mười, Chủ nhiệm chương trình đánh giá cao các báo cáo tham luận và ghi nhận những đề xuất đóng góp của các báo cáo viên. Thay mặt chương trình, Giáo sư hy vọng các nhà khoa học, nghiên cứu sinh tiếp tục có những nghiên cứu chuyên sâu, những giải pháp hữu hiệu để góp phần phát triển lĩnh vực bảo quản, chế biến nông thủy sản tại ĐBSCL.

Ban Chủ nhiệm chương trình tặng quà cho nhà khoa học, nghiên cứu sinh và đối tác đồng hành cùng Hội thảo

 

(Ban Biên tập Website) 

Lượt xem: 738

DỊCH VỤ TIỆN ÍCH

THÔNG TIN

CÔNG KHAI