Tân sinh viên           Người học         Viên chức           Cựu sinh viên         EN

Tập huấn “Phổ biến kiến thức về quyền sở hữu trí tuệ và các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm”

Sáng ngày 24/11/2023, tại Nhà Điều hành, Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT), đã tổ chức buổi tập huấn “Phổ biến kiến thức về quyền sở hữu trí tuệ và các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm”. Buổi tập huấn nhằm mục đích tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về sở hữu trí tuệ đến các thầy cô đến từ các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. Đây là một trong các chuỗi hoạt động của Dự án “Tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ tại các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng” được UBND thành phố Cần Thơ phê duyệt trong Chương trình phát triển tài sản trí tuệ thành phố Cần Thơ đến năm 2030.

Tham dự chương trình tập huấn có đại diện các sở, ban ngành trên địa Thành phố Cần Thơ; quý thầy cô; cùng lãnh đạo một số đơn vị trong Trường

Đại diện các sở, ban ngành trên địa Thành phố Cần Thơ; quý thầy cô; cùng lãnh đạo tham dự tập huấn

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, các sản phẩm sáng tạo của giảng viên, cán bộ nghiên cứu, người lao động, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, để các sản phẩm sáng tạo được bảo hộ một cách hiệu quả, cần có sự hiểu biết và về quyền sở hữu trí tuệ. Thông qua buổi tập huấn, giảng viên, cán bộ nghiên cứu sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản về quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm các khái niệm, quy định pháp luật hiện hành và lợi ích của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đặc biệt, buổi tập huấn sẽ tập trung hướng dẫn giảng viên, cán bộ nghiên cứu cách xác định các sản phẩm được bảo hộ trong môi trường giáo dục và công nghiệp.

Phát biểu tại buổi tập huấn, PGS.TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi, Trưởng Phòng Quản lý Khoa học chia sẻ “Quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng , đặc biệt là trong hệ thống giáo dục đại học và cao đẳng. Trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy, học tập, các cán bộ, giảng viên, sinh viên thường tạo ra các sản phẩm trí tuệ như tác phẩm nghệ thuật, khoa học, sáng chế, nhãn hiệu. Những sản phẩm này là kết quả của sự lao động sáng tạo, trí tuệ, tài năng của con người. Việc bảo hộ sở hữu trí tuệ sẽ giúp các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên được hưởng các quyền hợp pháp đối với sản phẩm trí tuệ của mình, ngăn chặn tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới.”

PGS.TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi phát biểu tại chương trình

Ban tổ chức buổi tập huấn hy vọng rằng, thông qua buổi tập huấn, các thầy cô sẽ nắm vững các khái niệm cơ bản về quyền sở hữu trí tuệ, hiểu rõ các quy định pháp luật hiện hành về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cũng như những lợi ích thiết thực của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Từ đó, các thầy cô có thể vận dụng những kiến thức này vào công tác giảng dạy, nghiên cứu của mình, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế - xã hội.

ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền, đại diện phía Ban tổ chức dự án chia sẻ

Buổi tập huấn được báo cáo với 2 chuyên đề:

Chuyên đề 1: Giới thiệu chung về quyền sở hữu trí tuệ và cách xác định các tác phẩm được bảo hộ trong môi trường giáo dục.

TS. Nguyễn Phan Khôi, Trưởng bộ môn Luật Tư pháp, Khoa Luật, Trường ĐHCT, báo cáo chuyên đề 1

Chuyên đề 2: Thực tiễn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Thành phố Cần Thơ.

ThS. Trương Thị Hồng Ngọc, đại diện đại diện Sở Khoa học Công nghệ thành phố Cần Thơ, báo cáo chuyên đề 2 

Tại buổi tập huấn, các đại biểu tham dự đã có những trao đổi với các báo cáo viên, điều này chứng tỏ giảng viên, cán bộ nghiên cứu của các Trường đã dành sự quan tâm rất lớn đến các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ . Thông qua tập huấn, giúp các đại biểu hiểu rõ hơn về quyền sở hữu trí tuệ và các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm.

 
 

Cán bộ tham gia đặt câu hỏi tại buổi tập huấn

Chương trình tập huấn “Phổ biến kiến thức về quyền sở hữu trí tuệ và các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm” đã cung cấp cho cán bộ, giảng viên những kiến thức cơ bản về việc xác định các tác phẩm được bảo hộ trong môi trường giáo dục và biện pháp xử lý các hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp. Qua đó, báo cáo viên và cán bộ tham gia đã thảo luận các giải pháp nâng cao nhận thức về vai trò của Sở hữu trí tuệ, thúc đẩy đăng ký quyền Sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực giáo dục và công nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Ảnh lưu niệm

 

(Ban Biên tập Website) 

Lượt xem: 350

DỊCH VỤ TIỆN ÍCH

THÔNG TIN

CÔNG KHAI