Tân sinh viên           Người học         Viên chức           Cựu sinh viên         EN

Hội thảo “Thách thức và Lộ trình cho ứng phó biến đổi khí hậu tại Thành phố Cần Thơ”

Sáng ngày 26/02/2013, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT), Văn phòng Biến đổi Khí hậu Thành phố Cần Thơ, Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc và Tổ chức nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp (CSIRO) đã cùng phối hợp tổ chức Hội thảo “Thách thức và Lộ trình cho ứng phó biến đổi khí hậu tại Thành phố Cần Thơ”.


Hội thảo được tổ chức tại Hội trường Khách sạn Ninh Kiều 2 với sự tham dự của các đại biểu là lãnh đạo các sở-ban-ngành Thành phố Cần Thơ (TPCT) và lãnh đạo Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường.


GS.TS Lê Quang Trí, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Trường ĐHCT phát biểu khai mạc Hội thảo


Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận theo nhóm khu vực thành thị - nông thôn - vùng ven và các vấn đề tổng thể về ảnh hưởng biến đổi khí hậu (BĐKH) trong TPCT dựa trên các số liệu thống kê, các nghiên cứu dự báo và kinh nghiệm quan sát thực tiễn. Qua đó, các đại biểu đã đưa ra dự đoán về những khả năng, diễn biến và tác động xấu của BĐKH xảy ra ở thời điểm hiện tại và tương lai cũng như ảnh hưởng của các vấn đề BĐKH đối với môi trường, kinh tế-xã hội, đặc biệt là đời sống sản xuất và sinh kế của người dân. Những kết quả thảo luận tại Hội thảo sẽ là nguồn thông tin quan trọng giúp các chuyên gia có căn cứ để nghiên cứu, thiết lập và triển khai thực hiện các hoạt động thích hợp cho giai đoạn 2, giai đoạn tiếp theo của Dự án “Thích ứng biến đổi khí hậu bằng phát triển đô thị bền vững”.


Các đại biểu quan tâm thảo luận các vấn đề lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng-xâm nhập mặn… và những hệ lụy kéo theo như thiên tai bất ngờ, mưa nắng thất thường, sạt lở, ảnh hưởng xấu đến cơ sở hạ tầng đô thị; việc thiếu nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất; nhiệt độ tăng là nguy cơ của nhiều vi sinh vật gây hại phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe cọn người và sản xuất; khả năng bùng phát dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng; vấn đề ô nhiễm nguồn nước do các chất thải từ các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà máy hay chất thải hóa chất nông nghiệp như thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường… gây tổn thương nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế-xã hội và đời sống sinh hoạt của người dân trong vùng, đặc biệt là người dân nghèo có thu nhập bấp bênh. Từ đó, các đại biểu đã cùng thảo luận để tìm ra các giải pháp thích ứng.


Mục tiêu của Hội thảo cũng nhằm thực hiện việc gắn kết các hoạt động nghiên cứu theo chương mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, thiết lập hệ thống thông tin tổng thể để có tầm nhìn bao quát nhất, từ đó tiến hành nghiên cứu tìm ra các giải pháp đồng bộ, phù hợp, đúng thời điểm cho từng địa phương cụ thể trên địa bàn TPCT, đóng góp vào chiến lược chung của quốc gia về hành động ứng phó với BĐKH.


PGS.TS Trần Thục, Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại Hội thảo

 

TS. Minh Nguyễn – CSIRO giới thiệu về mục đích tổ chức Hội thảo

 

TS. Magnus Moglia – Chuyên gia CSIRO giới thiệu và định hướng phương pháp thảo luận tại Hội thảo

 

Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm tại Hội thảo


 

(Tin, ảnh: Trung tâm Thông tin & Quản trị mạng)
Lượt xem: 1341

DỊCH VỤ TIỆN ÍCH

THÔNG TIN

CÔNG KHAI