Tân sinh viên           Người học         Viên chức           Cựu sinh viên         EN

Hội thảo Dự án RESCOPAR tại trường Đại học Cần Thơ

Ngày 23/03/2012, Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) tổ chức Hội thảo “Khôi phục sự thích ứng của đời sống cư dân và nguồn lợi thủy sản ven biển: sinh cảnh sống, đa dạng sinh học và phương thức khai thác bền vững” (gọi tắt là Dự án RESCOPAR).

PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn, Chủ nhiệm Dự án RESCOPAR phát biểu khai mạc Hội thảo


Thành phần tham gia hội thảo phía Trường ĐHCT có PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn, Chủ nhiệm Dự án cùng các thành viên trong Ban Chủ nhiệm dự án; GS.TS. Lê Quang Trí, Phó Hiệu trưởng, đại diện Ban Giám Hiệu Trường ĐHCT; đại diện lãnh đạo Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng Bằng Sông Cửu Long, Khoa Thủy sản và cán bộ chuyên trách. Phía Trường Đại học Wageningen (Hà Lan) có GS. Roel Bosma đến tham dự Hội thảo.
Hội thảo cũng rất vinh dự đón tiếp quý lãnh đạo từ các sở, ban ngành và bà con nông dân đến từ các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh đến tham dự và đóng góp ý kiến.

GS. Roel Bosma giới thiệu nội dung và kết quả tổng quát của dự án RESCOPAR


Dự án RESCOPAR được triển khai từ năm 2008, do Trường ĐHCT và Đại học Wageningen Hà Lan phối hợp thực hiện, nhằm tìm ra giải pháp giúp cư dân vùng ven biển trong nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao, đảm bảo sinh kết ổn định và bền vững. Dự án kéo dài 5 năm và theo dự kiến sẽ kết thúc vào cuối năm 2012. Chủ đề nghiên cứu của dự án là “sinh cảnh sống, đa dạng sinh học và khai thác bền vững”, được chia thành 5 nhóm nghiên cứu do các nghiên cứu sinh phụ trách nghiên cứu:

- Mối liên hệ giữa nguồn lợi thủy sản ven bờ và rừng ngập mặn ở Cà Mau, Việt Nam

- Khả năng phục hồi và dịch chuyển sinh kế của cư dân nuôi tôm và đánh bắt ven biển

- Các giải pháp quản lý nuôi tôm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long: Nghiên cứu điểm ở Cà Mau

- Nghiên cứu sự truyền lan của vi-rút gây hội chứng đốm trắng trên tôm he

- Sự lan truyền và độc tính của vi-rút gây hội chứng đốm trắng trong vùng nuôi tôm sú


Hiện tại, các hoạt động nghiên cứu đã hoàn thành về cơ bản. Tại hội nghị, 5 nghiên cứu sinh phụ trách các đề tài đã trình bày kết quả sơ bộ nghiên cứu của mình, đồng thời tiếp nhận ý kiến đóng góp thực tế từ cán bộ quản lý và nông dân từ các địa phương để hoàn thiện nghiên cứu.

PGS.TS. Nguyễn Thanh Phương, Trưởng Khoa Thủy sản hướng dẫn thảo luận về các báo cáo của các nghiên cứu sinh


(Tin, ảnh: Trung tâm Thông tin & Quản trị mạng)

Lượt xem: 800

DỊCH VỤ TIỆN ÍCH

THÔNG TIN

CÔNG KHAI