Tân sinh viên           Người học         Viên chức           Cựu sinh viên         EN

Trường Đại học Cần Thơ công bố các nhóm nghiên cứu trọng điểm, gắn kết phục vụ cộng đồng và hội nhập quốc tế

Sáng ngày 05/5/2025, Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) đã trao quyết định và ra mắt 02 nhóm nghiên cứu mạnh, 05 nhóm nghiên cứu dẫn dắt; đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược đẩy mạnh nghiên cứu khoa học gắn với đổi mới sáng tạo, phục vụ phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long và hội nhập quốc tế.

Tham dự chương trình có PGS. TS. Trần Trung Tính - Hiệu trưởng; các Phó Hiệu trưởng: GS. TS. Trần Ngọc Hải, PGS. TS. Nguyễn Hiếu Trung, TS. Lê Văn Lâm; cùng các thành viên Hội đồng Trường và đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc.

Chương trình được tổ chức tại Nhà Điều hành, Trường ĐHCT

PGS. TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi - Trưởng phòng Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo thông qua quyết định thành lập các nhóm nghiên cứu trọng điểm

Cụ thể, Trường ĐHCT đã công bố các quyết định thành lập:

  • 02 nhóm nghiên cứu mạnh, bao gồm: 

(1) Các giải pháp hỗ trợ cho đề án 1 triệu Ha lúa chất lượng cao phát thải thấp ở Đồng bằng sông Cửu Long (Support solutions for the Project 1 million hectares of high-quality, low-emission rice in the Mekong Delta, gọi tắt là AgriCTU), thuộc lĩnh vực Nông nghiệp do GS. TS. Võ Quang Minh làm trưởng nhóm; 

(2) Phát triển nuôi thuỷ sản bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu (Development of sustainable aquaculture and adaptation to climate change, gọi tắt là AQUASUS), thuộc lĩnh vực Thủy sản do GS. TS. Vũ Ngọc Út làm trưởng nhóm.

PGS. TS. Trần Trung Tính (bìa phải) và GS. TS. Trần Ngọc Hải (bìa trái) trao quyết định và hoa chúc mừng cho đại diện 02 nhóm nghiên cứu mạnh

  • 05 nhóm nghiên cứu dẫn dắt, bao gồm:

(1) Công nghệ sinh học (Biotechnology, gọi tắt là Biotech-CTU), thuộc lĩnh vực Công nghệ sinh học do PGS. TS. Đỗ Tấn Khang làm trưởng nhóm;

(2) Tự động hóa - Công nghệ thông tin - Chuyển đổi số - Trí tuệ nhân tạo (AI) (Automation, Infomation technology, E-tranformation, Artificial intelligence, gọi tắt là AIMED) thuộc lĩnh vực Tự động hóa - Công nghệ thông tin - Chuyển đổi số - Trí tuệ nhân tạo do GS. TS. Huỳnh Xuân Hiệp làm trưởng nhóm;

(3) Khoa học tự nhiên trên nền tảng số (Natural science in digital platform, gọi tắt là NatSciDP), thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên do GS. TS. Nguyễn Thành Tiên làm trưởng nhóm;

(4) Ứng dụng số hóa Kinh tế - Xã hội - Phát triển nông thôn (Digital Applications in Economics - Society - Rural Development, gọi tắt là RESRUD), thuộc lĩnh vực Kinh tế - Xã hội - Phát triển nông thôn do PGS. TS. Võ Văn Dứt làm trưởng nhóm;

(5) Nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai trong trường học (Promoting competences in using English as second language in schools and universities, gọi tắt là PCUESL), thuộc lĩnh vực Giáo dục do PGS. TS. Trịnh Quốc Lập làm trưởng nhóm.

PGS. TS. Trần Trung Tính và GS. TS. Trần Ngọc Hải trao quyết định và hoa chúc mừng cho đại diện 05 nhóm nghiên dẫn dắt

Việc công bố các nhóm nghiên cứu trọng điểm thể hiện sự đầu tư chiến lược vào các lĩnh vực khoa học – công nghệ mũi nhọn, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế. Đây là động lực để phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu chất lượng cao, xây dựng hệ sinh thái nghiên cứu – đổi mới sáng tạo – chuyển giao công nghệ vững mạnh, tạo nền tảng cho Trường tham gia sâu rộng hơn vào mạng lưới nghiên cứu trong và ngoài nước. Sự kiện một lần nữa khẳng định định hướng chiến lược của Trường ĐHCT trong việc không ngừng nâng cao chất lượng nghiên cứu, gắn kết phục vụ cộng đồng và hội nhập quốc tế.

GS. TS. Trần Ngọc Hải kỳ vọng các nhóm nghiên cứu trọng điểm sẽ phát huy năng lực, tạo ra các công bố khoa học và giải pháp công nghệ có tính ứng dụng cao, góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Với triết lý giáo dục “Cộng đồng - Toàn diện - Ưu việt” của Nhà trường, công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong chiến lược phát triển. Các nhóm nghiên cứu mạnh và nhóm nghiên cứu dẫn dắt không chỉ là hạt nhân trong hoạt động nghiên cứu, mà còn đóng vai trò kết nối liên ngành, liên lĩnh vực, góp phần giải quyết những vấn đề cấp thiết của vùng và cả nước như biến đổi khí hậu, phát triển nông nghiệp bền vững, chuyển đổi số, an ninh lương thực và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

(Ban Biên tập Website)

Lượt xem: 29

DỊCH VỤ TIỆN ÍCH

THÔNG TIN

CÔNG KHAI