Tân sinh viên           Người học         Viên chức           Cựu sinh viên         EN

Hội thảo quốc tế các bên liên quan trong khuôn khổ Dự án GREENUS

Ngày 02/04/2021, Khoa Công nghệ, Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) tổ chức Hội thảo quốc tế các bên liên quan trong khuôn khổ Dự án Xây dựng hệ thống giáo dục mới về quản lý chất thải xanh cho việc tái chế và bảo vệ môi trường ở châu Á (GREENUS). Được tổ chức với hình thức trực tuyến, hội thảo có sự tham dự của GS. Grabriella Calderari, Trường ĐH Sapienza của Rome, Điều phối viên Dự án cùng các thành viên Ban chỉ đạo Dự án. Về phía Trường ĐHCT có GS.TS. Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng, Ban lãnh đạo cùng cán bộ, giảng viên Khoa Công nghệ. Ngoài ra, có hơn 30 đại biểu từ khối giáo dục, cơ quan chính quyền và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ cùng tham dự.

Hội thảo quốc tế các bên liên quan trong khuôn khổ Dự án GREENUS được tổ chức trực tuyến tại Khoa Công nghệ, Trường ĐHCT


Khoa Công Nghệ, Trường ĐHCT cùng với 2 trường đại học trong nước (Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội và Trường ĐH Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh) phối hợp với 3 trường đại học châu Âu (Sapienza University of Rome, Ý, Jagellownian University of Cracow, Ba lan, và Hellenic Mediterranean University, Hy Lạp) và 2 trường đại học Myanmar (Yangon Technology University và Mandalay Technological University) thực hiện dự án GREENUS nhằm góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng và môi trường sống, phục vụ nhu cầu trong nghiên cứu, xây dựng, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới cho việc xử lý và ngăn ngừa ô nhiễm, các giải pháp sản xuất sạch, nâng cao chất lượng nghiên cứu, chuyển giao công nghệ tiên tiến cho Việt Nam.

GS.TS. Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường ĐHCT phát biểu khai mạc Hội thảo


Với thời gian thực hiện dự kiến trong 3 năm từ tháng 1/2021 đến tháng 1/2024, Dự án GREENUS được triển khai với mục tiêu cụ thể là xây dựng 6 môn học liên ngành mới về Tái chế và Quản lý chất thải, tích hợp vào chương trình đào tạo tại 5 trường đại học nhằm tăng cường năng lực của địa phương về quản lý và tái chế chất thải, bên cạnh đó, tăng cường năng lực của các phòng thí nghiệm trong đào tạo thực tế về xử lý chất thải, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Ngoài ra, Dự án còn giới thiệu chương trình và phương pháp giảng dạy sáng tạo (giải quyết vến đề) và công cụ (công nghệ thông tin và truyền thông) nhằm đảm bảo phổ biến rộng rãi các kiến thức kỹ năng, từ đó, nâng cao cơ hội việc làm cho sinh viên. Trong khuôn khổ Dự án, các bên liên quan được mời tham gia thiết kế môn học và thông tin các cơ hội kinh doanh liên quan đến quản lý chất thải tối ưu (bao gồm chất thải đô thị và chất thải công nghiệp).

GS. Gabriella Calderari, Điều phối viên Dự án GREENUS, giới thiệu về Dự án


Tại Hội thảo, trên cơ sở các báo cáo về nội dung quản lý rác thải ở các khối: giáo dục, cơ quan chính quyền và doanh nghiệp, các đại biểu đã chia thành 3 nhóm để chia sẻ thông tin, thảo luận và đưa ra đề xuất để phát triển nội dung của các khóa học phù hợp với điều kiện thực tế và nhu cầu của xã hội.

TS. Nguyễn Hồng Phúc, Trưởng Bộ môn Quản lý Công nghiệp, Khoa Công nghệ, báo cáo về nội dung quản lý rác thải ở khối giáo dục

 

ThS. Nguyễn Thị Lệ Thủy, Phó trưởng Bộ môn Quản lý Công nghiệp, Khoa Công nghệ, báo cáo về nội dung quản lý rác thải ở khối cơ quan chính quyền

 

Nội dung quản lý rác thải ở khối doanh nghiệp được trình bày bởi ThS. Nguyễn Thắng Lợi, Giảng viên Khoa Công nghệ

 

Các nhóm thảo luận

 

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo


(Tin, ảnh: Tạp chí Khoa học Trường ĐHCT)
 

  

Lượt xem: 1310

DỊCH VỤ TIỆN ÍCH

THÔNG TIN

CÔNG KHAI