Tân sinh viên           Người học         Viên chức           Cựu sinh viên         EN

Hội thảo Kết quả dự án nghiên cứu giai đoạn 1-Sự lún đất ở bán đảo Cà Mau

Ngày 17/6/2013, Hội thảo Kết quả dự án nghiên cứu giai đoạn 1-Sự lún đất ở bán đảo Cà Mau được diễn ra tại khách sạn Golf Cần Thơ. Chủ trì Hội thảo là Đại sứ Na Uy Stale Torstein Risa và Thứ trưởng-Tổng cục trưởng Hoàng Văn Thắng, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ. Các đại biểu tham dự Hội thảo khoảng 120 người đến từ các cơ quan thuộc Văn phòng Chính phủ, các Bộ, các Tỉnh, các Viện, Trường, các tổ chức tư nhân trong nước và các tổ chức quốc tế.
 

Toàn cảnh buổi Hội thảo Kết quả dự án nghiên cứu giai đoạn 1-Sự lún đất ở bán đảo Cà Mau


Từ tháng 5/2012, nghiên cứu về tình trạng mất đất tại Cà Mau đã được tiến hành theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đối với Bộ Ngoại giao Na Uy. Giai đoạn 1 của nghiên cứu được thực hiện bởi sự hợp tác chặt chẽ giữa Viện Địa kỹ thuật Na Uy (NGI) và Bộ NN&PTNT. Tổng cục Thủy lợi Bộ NN&PTNT và Đại sứ Na Uy đã tổ chức Hội thảo này nhằm cung cấp thông tin và kết quả nghiên cứu của giai đoạn 1 về tình trạng lún đất tại bán đảo Cà Mau, cũng như các thông tin liên quan đến xói lở, sụt lún vùng ĐBSCL, đồng thời thảo luận về vấn đề sụt lún tại Cà Mau nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung qua nghiên cứu của chuyên gia Na Uy, từ đó đề ra định hướng nghiên cứu tiếp cho vấn đề này.


Tại Hội thảo, TS. Kjell Karlsrud Chuyên gia của Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy đã trình bày một số thông tin cơ bản về dự án “Sự lún đất của bán đảo Cà Mau”, tóm tắt kết quả nghiên cứu và đề ra một số kiến nghị. Theo nghiên cứu của TS. Kjell Karlsrud và TS. Philos thì sự lún đất đang làm mất dần đất tự nhiên; xói mòn bờ biển tăng do bờ biển chìm; rừng ngập mặn suy giảm dẫn đến xói mòn mạnh hơn và dâng sóng khi có bão; lún đất còn làm tràn ao cá, ao nuôi tôm và ruộng lúa; làm tăng độ mặn của nước trong kênh rạch và sông; đồng thời làm xâm nhập mặn vào tầng ngậm nước nước ngầm. Nguyên nhân của sự mất đất là do tự nhiên hay tác động của con người (bơm nước ngầm); mực nước biển dâng hoặc trạng thái biển thay đổi; giảm vận chuyển và bồi lắng bùn cát ròng; tăng cường xói mòn bờ biển do những thay đổi về gió, sóng, dòng chảy. Trong số những nguyên nhân đó thì việc bơm nước ngầm có thể là nguyên nhân gây ra sụt lún đáng kể, mất đất và mực nước biển dâng ở Cà Mau. TS. Kjell Karlsrud kết luận việc lún do bơm nước ngầm có khả năng là mối đe dọa rất nghiêm trọng, phần lớn tỉnh Cà Mau có thể dưới mực nước biển trong vòng vài thập kỷ tới. Bên cạnh đó, vấn đề lún không chỉ giới hạn ở tỉnh Cà Mau mà đây có thể là vấn đề ở phần lớn các tỉnh miền Nam Việt Nam, nơi có điều kiện địa chất tương tự, với một lớp vỏ đất sét dẻo trên tầng có nước ngầm để bơm. Nghiên cứu đã đưa ra một số biện pháp phòng ngừa như sau: dừng tất cả các hoạt động bơm từ nguồn nước ngầm, xây dựng nhà máy lọc nước và mạng lưới đường ống cấp nước mới; xây dựng các tuyến đê xung quanh toàn bộ bờ biển và bơm nước trong kênh và sông ra rất có thể sẽ tốn kém hơn; nước thấm ngược từ các kênh rạch nói chung có vài tác dụng nhưng việc tắc nghẽn thành do các hạt, các hoạt động hóa chất và vi sinh học sẽ giảm thiểu đến mức thấp nhất hiệu quả của việc thấm ngược. Đồng thời, Tiến sĩ cũng đề xuất kế hoạch hoạt động cho giai đoạn 2 như: lập bản đồ địa chất của Cà Mau; thực hiện chương trình giám sát lún đã đề xuất, sửa đổi và phân tích chi tiết hơn về lún dựa trên dữ liệu mới; thu thập và phân tính dữ liệu mực nước biển và hiện trạng biển; lập mô hình sóng dâng khi có bão do có sự thay đổi.
 

Đại sứ Na Uy Stale Torstein Risa


Các đại biểu trong Hội thảo đã được nghe một số báo cáo nghiên cứu về tình trạng sụt lún, xói lở tại Cà Mau nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung, trên cơ sở đó tiến hành thảo luận về các kết quả dự án, nhằm tìm ra hướng giải quyết có hiệu quả cao. Vấn đề lún đất ở ĐBSCL có tác động nghiêm trọng đến sự suy thối vùng bờ biển, sự tê liệt rừng ngập mặn… Hội thảo sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan khoa học, cơ quan quản lý và các nhà khoa học có những luận cứ khoa học để giải quyết những vấn đề đang và sẽ xảy ra gây khó khăn cho vùng ĐBSCL.

 

(Tin, ảnh: Trung tâm Thông tin và Quản trị mạng)

Lượt xem: 2356

DỊCH VỤ TIỆN ÍCH

THÔNG TIN

CÔNG KHAI